Marketing quốc tế là gì? Bí quyết để phát triển chiến lược marketing quốc tế
Môi trường cạnh tranh khốc liệt, điều đó đồng nghĩa là việc mở rộng thị trường ra quốc tế là xu hướng của hầu hết của doanh nghiệp. Vậy, khái niệm về marketing quốc tế là gì?
Định nghĩa Marketing quốc tế
Marketing quốc tế được định nghĩa như là việc thực hiện hoạt động kinh doanh để lên kế hoạch, định giá, quảng bá và định hướng dòng hàng, dịch vụ đến khách hàng hoặc người sử dụng trong nhiều hơn một quốc gia để tạo ra lợi nhuận.
Sự khác biệt duy nhất giữa khái niệm marketing nội địa và marketing quốc tế là ở trong trường hợp sau, hoạt động marketing diễn ra ở nhiều hơn một quốc gia. Cho dù là marketing quốc tế hay marketing nội địa thì mục tiêu của hoạt động marketing là như nhau đối với mọi marketer. Mục tiêu là để tạo ra lợi nhuận bằng cách bán sản phẩm hoặc dịch vụ ở những nơi có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ đó.
Một số ví dụ về các doanh nghiệp triển khai marketing quốc tế
Những doanh nghiệp tham gia vào thị trường quốc tế như: honda, unilever, P&G đều xây dựng cho mình các hoạt động chiến lược tiếp thị quốc tế riêng.
Dell là một trong những thương hiệu tiêu biểu về thực hiện marketing toàn cầu bằng sự khác biệt hóa sản phẩm khi cung cấp các linh kiện tách rời để người dùng có thể tự do thiết kế máy tính của mình.
Môi trường marketing quốc tế bao gồm những gì?
Bao gồm 2 loại chính:
- Marketing xuất khẩu: nhằm làm cho sản phẩm của doanh nghiệp thích ứng với nhu cầu của thị trường xuất khẩu bên ngoài, mục tiêu chủ yếu doanh nghiệp đặt ra là xuất khẩu.
- Marketing toàn cầu: Khác biệt cần chú ý là không còn tồn tại khái niệm thị trường nước ngoài mà chỉ có thị trường ở các vùng khác nhau trên thế giới với các công ty đa quốc gia. Theo đó, đa phần một số hãng lớn theo đuổi mục tiêu là một phân đoạn hay cả thị trường thế giới nên việc marketing cũng được mở rộng mạnh mẽ hơn.
- Ví dụ: Mục tiêu chiến lược marketing quốc tế của trung nguyên là cả thị trường thế giới.
Nguyên nhân ra đời
Thành tựu Cách mạng khoa học kĩ thuật
- Nhu cầu con người cần ngày càng phong phú và tinh tế hơn do mức sống tăng.
- Khả năng kết nối các quan hệ trên thế giới mạnh mẽ, làm tăng tính đồng nhất của thị trường cạnh tranh quốc tế.
- Hoạt động xuất nhập khẩu chịu tác động toàn cầu hoá của nền kinh tế, thậm chí đến mỗi doanh nghiệp kinh doanh khiến họ cần thay đổi.
Sự bảo hộ sản xuất nội địa của chính phủ các quốc gia:
- Các doanh nghiệp phải kích thích cầu thị trường thì mới bán được sản phẩm
- Nhằm tránh rào cản bảo hộ, dẫn đến việc thúc đẩy sự hình thành của các công ty xuyên quốc gia.
- Thực lực của các công ty được bảo hộ thì yếu kém trong khi thị trường trong nước ngày càng nhiều cạnh tranh và triệt tiêu những doanh nghiệp không có lợi thế.
- Thoát khỏi tình trạng bão hoà và suy thoái, thoát khỏi những hạn chế của thị trường trong nước là điều doanh nghiệp muốn.
Marketing Quốc Tế (International Marketing)
Khái niệm Marketing Quốc Tế chỉ khác với Marketing ở chỗ “Hàng hóa (và dịch vụ) được tiếp thị ra khỏi phạm vi biên giới của một Quốc Gia” Dù sự khác biệt này không lớn lắm, nhưng nó lại có ý nghĩa thay đổi quan trọng trong cách quản trị Marketing (Marketing Management), cách giải quyết các trở ngại của Marketing, việc thành lập các chính sách Marketing kể cả việc thực hiện các chính sách này.
Marketing quốc tế gồm có 3 dạng:
a. Marketing Xuất Khẩu (Export Marketing)
Ðây là hoạt động Marketing nhằm giúp các doanh nghiệp đưa hàng hóa xuất khẩu ra thị trường bên ngoài. Như vậy, Marketing xuất khẩu khác Marketing nội địa bởi vì nhân viên tiếp thị (marketer) phải nghiên cứu nền kinh tế mới, kể cả chính trị, luật pháp, môi trường VH-XH đều khác với các điều kiện, môi trường trong nước, buộc doanh nghiệp phải thay đổi chương trình Marketing trong nước của mình nhằm để đưa hàng hóa thâm nhập thị trường nước ngoài.
b. Marketing tại nước sở tại (The Foreign Marketing)
Hoạt động Marketing bên trong các quốc gia mà ở đó Công ty của ta đã thâm nhập; Marketing này không giống Marketing trong nước vì chúng ta phải đương đầu với một loại cạnh tranh mới, cách ứng xử của người tiêu thụ cũng khác, hệ thống phân phối, quảng cáo khuyến mãi khác nhau và sự việc càng phức tạp hơn nữa vì mỗi quốc gia đều có môi trường Marketing khác nhau, thử thách quan trọng ở đây là các Công ty phải hiểu môi trường khác nhau ở từng nước để có chính sách phù hợp, đó là lý do tại sao các chuyên viên Marketing cao cấp thành công ở một nước này nhưng lại rất ngán ngại khi có yêu cầu điều động sang một nước khác.
c. Marketing đa quốc gia (Multinational Marketing)
Nhấn mạnh đến sự phối hợp và tương tác hoạt động Marketing trong nhiều môi trường khác nhau. Nhân viên Marketing phải có kế hoạch và kiểm soát cẩn thận nhằm tối ưu hóa sự tổng hợp lớn nhất là tìm ra sự điều chỉnh hợp lý nhất cho các chiến lược Marketing được vận dụng ở từng quốc gia riêng lẻ.
Nhóm khách hàng nào nên làm chiến lược marketing quốc tế?
Tùy theo từng doanh nghiệp, văn hóa khu vực quốc gia thì đặc điểm khách hàng sẽ có ảnh hưởng đến từng chiến lược marketing khác nhau.
Chìa khóa thành công cho chiến lược marketing quốc tế chính là sự hiểu biết về văn hóa, sở thích và ngôn ngữ của khách hàng.
Nhóm khách hàng nào nên triển khai tiếp thị quốc tế
Bí quyết để phát triển chiến lược marketing quốc tế
Đối với các doanh nghiệp nhỏ, việc xây dựng chiến lược marketing quốc tế quả thực rất khó khăn bởi sự thiếu hụt về vốn cũng như công nghệ. Tuy nhiên không phải không có cách để thực hiện được tiếp thị quốc tế. Cách làm duy nhất là “Hợp tác”
Hợp tác giúp cho doanh nghiệp tối ưu hóa được sự đầu tư về vốn, phát triển sản phẩm hoặc đơn giản là giải quyết được khâu phân phối mà đa phần các doanh nghiệp khi triển khai global marketing đều gặp phải.
Nội dung Marketing quốc tế
Hoạt động Marketing quốc tế bao gồm:
(1) Đánh giá thị trường quốc tế
Đánh giá thị trường quốc tế là việc đánh giá các yếu tố sau:
– Nhu cầu cơ bản và tiềm năng
– Các điều kiện về kinh tế và tài chính
– Những tác động của chính trị và luật pháp
– Những tác động của văn hoá và xã hội
– Môi trường cạnh tranh
– Nghiên cứu thực địa
(2) Tìm hiểu phân khúc thị trường
– Tìm hiểu về phân khúc thị trường nhằm xác định các nhóm khách hàng riêng biệt có sự khác biệt quan trọng về động thái mua.
– Các thị trường được phân khúc theo: Địa lí, đặc điểm nhân khẩu, các yếu tố văn hóa xã hội, tâm lí.
– Mục đích: Thiết kế chiến lược Marketing mix (Marketing hỗn hợp) phù hợp từng phân khúc thị trường nhằm tối đa hóa doanh số bán hàng.
– Các nhà quản trị công ty đa quốc gia xem xét phân khúc thị trường ở quốc gia khác cần nhận biết hai vấn đề: Sự khác biệt giữa các nước trong cấu trúc các phân khúc thị trường và các phân khúc thị trường không có biên giới quốc gia.
(3) Các chiến lược Marketing quốc tế
– Chiến lược sản phẩm
– Chiến lược phân phối
– Chiến lược chiêu thị
– Chiến lược giá
Các ví dụ về marketing quốc tế
Khi McDonals thâm nhập thị trường Ấn Độ, họ thực hiện một nghiên cứu chuyên sâu trước khi lên thực đơn cho các thực khách Ấn. Toàn bộ Menu được làm lại để phù hợp với khẩu vị của người Ấn Độ. 40% các món trong menu là thực phẩm chay. Ngoài ra, McDonald’s cũng tạp ra các cũng loại bỏ các món thịt bò, thịt heo ra khỏi menu để tôn trọng văn hóa của người Ấn.
Tổng hợp